CHUYÊN ĐỀ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần:               CHUYÊN ĐỀ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP

(Tên tiếng Anh: Advanced Study - Reinforced Concrete Structures)

2. Mã học phần:                8500023

3. Dạng học phần:            Lý thuyết (LT 2.2.0.6)

4. Số tín chỉ:        2

5. Phân bổ thời gian:

Các nội dung

Khối lượng công việc

(Số giờ/tuần)

Tổng số giờ

Thời gian trên lớp :

5

30

- Thời gian giảng bài

5

30

- Thời gian thực hành

0

0

Thời gian tự học của sinh viên

10

60

Tổng số

15

90

 

6. Điều kiện ràng buộc:

•             Học phần tiên quyết:

•             Học phần học trước: Vật liệu xây dựng, Sức bền vật liệu 1, Sức bền vật liệu 2, Cơ học kết cấu 1, Cơ học kết cấu 2, Kết cấu gỗ – gạch đá, Kết cấu thép 1, Kết cấu BTCT 1, Kết cấu BTCT 2, Cơ học đất, Kết cấu nền móng

•             Học phần song hành: Chuyên đề kết cấu Nhà cao tầng, Chuyên đề kết cấu thép

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học học phần này, sinh viên đạt được:

- Kiến thức:        

Giải thích được các khái niệm, các thuật ngữ về tên, sự làm việc của các bộ phận kết cấu trong công trình có kết cấu bê tông ứng suất trước và bê tông cốt cứng

Nắm được các nguyên lý cấu tạo và tính toán các bộ phận kết cấu công trình và bê tông cốt cứng và các nguyên lý cấu tạo, các phương pháp căng trước, căng sau cũng như việc tính toán các cấu kiện cơ bản của kết cấu bê tông ứng suất trước

Biết vận dụng hiểu quả những nội dung cơ bản của bài học để áp dụng vào thực tiễn. Bước khởi đầu cho công tác thiết kế, thi công các công trình

- Kỹ năng:

Vận dụng kiến thức đã học vào trong xử lý các vấn đề liên quan đến việc thiết kế và thi công các loại công trình bêtông cốt cứng và bêtông ứng suất trước trong xây dựng dân dụng và công nghiệp

Thiết kế được các dạng cấu kiện bê tông ứng suất trước như dầm, sàn ứng lực trước và các chi tiết cấu tạo hợp lí cho các cấu kiện bêtông cốt cứng

Tổ chức được các hoạt động theo nhóm thiết kế: thảo luận, đóng góp ý kiến về các phương pháp thiết kế công trình sử dụng bê tông cốt cứng và bêtông ứng suất trước

- Thái độ:

Luôn cập nhật để áp dụng đúng và hiệu quả các tiêu chuẩn mới của Việt Nam về thiết kế kết cấu bê tông cốt cứng và bêtông ứng suất trước, đồng thời tham khảo các tiêu chuẩn thiết kế của nước ngoài

Có trách nhiệm về công tác thiết kế, tin tưởng và chịu trách nhiệm về độ chính xác của các kết quả thiết kế các kết cấu bê tông cốt thép đặc thù đã được giao

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kết cấu bê tông cốt cứng

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

-              Dự lớp: 30 tiết

-              Sinh viên cần tìm hiểu thêm các kết cấu BTCT ƯST và BT cốt cứng trong thực tế, trên internet, … để hiểu rõ hơn nội dung môn học

10. Tài liệu học tập:

Tài liệu chính:

[1].         Phan Quang Minh, Ngô Thế Phong, Nguyễn Đình Cống:Kết cấu bê tông cốt thép (phần 1 : Phần cấu kiên cơ bản).  Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà nội, 2006

[2].         Ngô Thế Phong, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Xuân Liên, Trịnh Kim Đạm, Nguyễn Phấn Tấn: Kết cấu bê tông cốt thép (phần 1 : Phần cấu kiên cơ bản). Nxb. Khoa học và Kỹ thuật – Hà nội, 1996

[3].         Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Phấn Tấn, Nguyễn Xuân Liên:Kết cấu bê tông cốt thép. Nxb. Xây Dựng – Hà nội, 1984

Tài liệu tham khảo thêm:

[1].         Bộ Giao thông vận tải: Tiêu chuẩn kỹ thuật Công trình giao thông đường bộ– Tập II : Khảo sát và thiết kế. Nxb. Giao thông Vận tải, Hà nội, 1996

[2].         TCVN 2737 : 1995 ; Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế

[3].         TCXDVN 356 – 2005 : Kết cấu BT và BTCT, Tiêu chuẩn thiết kế

[4].         Tủ sách khoa học công nghệ xây dựng:Hướng dẫn thiết kế kết cấu BT và BTCT theo TCXDVN 356 – 2005. Nxb. Xây Dựng, Hà nội, 2009

[*]          Tài liệu lưu hành nội bộ : Do giáo viên giảng dạy cung cấp (bài giảng chi tiết và đề cương tóm tắt các nội dung chính từng chương để sinh viên dễ theo dõi bài giảng)

             Dụng cụ học tập khác: Máy chiếu, mô hình, tranh ảnh minh họa, …