CHUYÊN ĐỀ KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: CHUYÊN ĐỀ KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG
(Tên tiếng Anh: Advanced Study – Structural Analysis And Design Of Tall Buildings)
2. Mã học phần: 8500032
3. Dạng học phần: Lý thuyết (LT 2.2.0.6)
4. Số tín chỉ: 2
5. Phân bổ thời gian:
Các nội dung |
Khối lượng công việc (Số giờ/tuần) |
Tổng số giờ |
---|---|---|
Thời gian trên lớp : |
5 |
30 |
- Thời gian giảng bài |
5 |
30 |
- Thời gian thực hành |
0 |
0 |
Thời gian tự học của sinh viên |
10 |
60 |
Tổng số |
15 |
90 |
6. Điều kiện ràng buộc:
• Học phần tiên quyết:
• Học phần học trước:Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Vật liệu xây dựng, Kết cấu thép 1,Kết cấu thép 2, Bê tông cốt thép 1, Bê tông cốt thép 2, Cơ học đất, Nền móng
• Học phần song hành:Chuyên đề thi công Nhà cao tầng, Chuyên đề Kết cấu Nền móng công trình
7. Mục tiêu của học phần:
Sau khi học học phần này, sinh viên đạt được:
-Kiến thức: Sinh viên biết phân tích sự làm việc tương tác giữa các kết cấu chịu lực trong nhà cao tầng, các giả thiết tính toán, các phạm vi ứng dụng các hệ kết cấu chịu lực khác nhau, cách tính toán và tổ hợp các tải trọng tác động, ảnh hưởng độ cứng và hình dạng công trình đến tính dao động, tính ổn định và phân bố nội lực trong kết cấu, thiết lập mô hình tính toán nội lực và áp dụng các tiêu chẩn khác nhau để tính toán cốt thép cho các kết cấu chịu lực
-Kỹ năng: Biết xây dựng mô hình tính toán, tính dao động của công trình, tính toán các loại tải trọng ngang tác động vào công trình như: thành phần tĩnh và động của tải trọng gió, lực do động đất. Vận dụng các tiêu chuẩn vào trong tính toán và thiết kế nhà cao tầng, so sánh tiêu chuẩn xây dựng Việt nam với các tiêu chuẩn của Mỹ, Anh, và Euro
-Thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của các loại tải trọng tác động trong thiết kế nhà cao tầng và các mô hình tính toán tương ứng
8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Nội dung của học phần là các kiến thức, nguyên lý tính toán các loại tải trọng, tác động và các hệ chịu lực của kết cấu nhà cao tầng
9. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp: 30 tiết
- Sinh viên cần tìm hiểu thêm các kết cấu nhà cao tầng trong thực tế, trên internet,..để hiểu rõ hơn nội dung môn học
10. Tài liệu học tập:
Tài liệu chính:
[1]. Phạm Văn Hội, Nguyễn Quang Viên, Phạm Văn Tư, Đoàn Ngọc Tranh, Hoàng Văn Quang:Kết cấu thép (phần 2). Nxb. khoa học và kỹ thuật, 4/2006
[2]. Ngô Thế Phong, Lý Trần Cường, Trịnh Kim Đạm, Nguyễn Lê Ninh: Kết cấu Bê tông cốt thép (phần 2).Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 1996
[3]. Lê Thanh Huấn:Kết cấu nhà cao tầng Bê tông cốt thép. Nxb. Xây Dựng, 2007
[4]. TCXDVN 198:1997; Nhà cao tầng- Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép toàn khối
[5]. TCVN 2737 : 1995; Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế
[6]. TCXDVN 323 : 2004; Nhà cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế
Tài liệu tham khảo thêm:
[1]. TCXDVN 375 : 2006; Thiết kế công trình chịu động đất
[2]. Bộ Xây dựng (Viện Khoa học Công nghệ xây dựng): Hướng dẫn thiết kế kết cấu nhà cao tầng BTCT chịu động đất theo TCXDVN 375:2006. Nxb. Xây dựng, 2008
[3]. TCXD 229 : 1999; Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995
[4]. L.E.LINOVITS (Người dịch: Lê Đức Thắng, Vũ Công Ngữ): Tính toán và cấu tạo các bộ phận nhà dân dụng. NXB. Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội, 1976
[ * ] .Tài liệu lưu hành nội bộ: Do giáo viên giảng dạy cung cấp (bài giảng chi tiết và đề cương tóm tắt các nội dung chính từng chương để sinh viên dễ theo dõi bài giảng)
Dụng cụ học tập khác: Máy chiếu, mô hình, tranh ảnh minh họa, …