CƠ HỌC KẾT CẤU 1

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

2.            Tên học phần:   CƠ HỌC KẾT CẤU 1

 (Tên tiếng Anh: Structural Mechanics – Part 1)

2. Mã học phần:                0500090

3. Dạng học phần:            LT 3.3.0.9

4. Số tín chỉ:        3

5. Phân bổ thời gian:

Các nội dung

Khối lượng công việc

(Số giờ/ tuần)

Tổng số giờ

Thời gian trên lớp :

- Thời gian giảng bài

- Thời gian thực hành

5

5

0

45

45

0

Thời gian tự học của sinh viên

10

90

Tổng số

15

135

 

6. Điều kiện ràng buộc:

•             Học phần tiên quyết:

•             Học phần học trước: Cơ lý thuyết; Sức bền vật liệu 1

•             Học phần song hành: Sức bền vật liệu 2

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học học phần này, sinh viên đạt được:

-              Kiến thức: Sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản như: sơ đồ tính; các loại tải trọng và tác động; nguyên tắc cấu tạo hình học cho hệ kết cấu và các nguyên tắc phân tích nội lực trong các hệ kết cấu tĩnh định             

-              Kỹ năng :

+  Sinh viên biết ứng dụng lý thuyết vào đánh giá và cấu tạo để hệ kết cấu đảm bảo điều kiện bất biến hình

+   Sinh viên có kỹ năng thành thạo trong việc vẽ các biểu đồ nội lực để phân tích khả năng làm việc của từng cấu kiện trong hệ kết cấu tĩnh định

-              Thái độ: Sinh viên nhận thức được ý nghĩa của cấu tạo hình học cho hệ kết cấu và hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích nội lực là cơ sở quan trọng để tính toán; cấu tạo và đảm bảo an toàn cho hệ kết cấu chịu lực của công trình

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần thuộc nhóm môn cơ sở cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản như: mô hình hóa kết cấu; phân loại kết cấu và các nguyên nhân tác động; các giả thiết tính toán... Kiến thức về cấu tạo hình học hệ kết cấu giúp sinh viên có thể phân tích và đề xuất sơ đồ tính hợp lý cho kết cấu. Học phần còn trình bày các phương pháp phân tích, tính toán nội lực của hệ phẳng tĩnh định chịu tải trọng bất động và phương pháp đường ảnh hưởng với tải trọng di động. Học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản giúp sinh viên tiếp thu tốt học phần Cơ học kết cấu 2 và các học phần chuyên ngành như: Kết cấu thép; Kết cấu Bê tông; Kết cấu gỗ…

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

-              Tham dự đầy đủ các giờ lý thuyết ; các buổi thi và kiểm tra

-              Thực hiện đầy đủ các bài tập trong giáo trình và phần tự học; nghiên cứu tài liệu ở nhà do giảng viên phụ trách học phần giao

-              Tham gia và hoàn thiện tiểu luận và các bài tập làm việc theo nhóm do giảng viên phụ trách học phần giao (nếu có)

10. Tài liệu học tập:

Tài liệu chính:

[1].         Lều Thọ Trình : Cơ học kết cấu tập 1. Nxb. Giáo dục, 2006

[2].         Bạch Vũ Hoàng Lan, Trần Văn Dần, Trần Minh Thi. Cơ học kết cấu tập 1. Nxb. Xây Dựng, 2011

[3].         Lều Thọ Trình, Nguyễn Mạnh Yên. Bài tập Cơ học kết cấu 1. NXB. Giáo Dục, 2006

Tài liệu tham khảo:

[1].         Hibbeler R.C: Structural Analysis. Sixth ed., Prentice Hall, 2006

[2].         Yuan-Yu Hsien:Elementary Theory of Structures. Prentice Hall, 1995

[3].         Gali và Nevile:Analysis of Structures. Prentice Hall, 1986

[4].         PGS-PTS Vũ Mạnh Hùng:Cơ học và kết cấu công trình. Nxb. Xây Dựng

[5].         Nhóm tác giả: Bài tập Cơ học Công trình 2. Trường ĐH Kiến trúc TP HCM

[6].         Nhóm tác giả: Bài tập Cơ học kết cấu. Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội