ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần:               ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

                (Tên tiếng Anh: Engineering Geology)

2. Mã học phần:                0500100

3. Dạng học phần:            Lý thuyết (LT 3.3.0.9)

4. Số tín chỉ:        3

5. Phân bổ thời gian:      

Các nội dung

Khối lượng công việc

Số giờ/tuần

Tổng

Số giờ

Thời gian trên lớp :

- Thời gian giảng bài

- Thời gian thực hành

5

5

0

45

45

0

Thời gian tự học của sinh viên

10

90

Tổng số

15

135

 

6. Điều kiện ràng buộc:

•             Học phần tiên quyết:     

•             Học phần học trước: Toán cao cấp, Sức bền vật liệu, Cơ lý thuyết, Thủy lực công trình; Trắc đạc xây dựng;

•             Học phần song hành: Địa chất thủy văn, Cơ học đất

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học học phần này, sinh viên đạt được:

- Kiến thức:

Bao gồm 2 nội dung chính:

Những kiến thức cơ bản nhất về địa chất như: thành phần, cấu trúc, tính chất, qui luật vận động của môi trường địa chất nơi diễn ra các tương tác giữa công trình và môi trường địa chất. Trong đó, môi trường địa chất với vai trò làm nền, làm môi trường và vật liệu xây dựng công trình

Trang bị kiến thức cơ bản về điều kiện tồn tại, đặc điểm các tầng chứa nước và qui luật vận động của nước dưới đất, từ đó tính toán dòng thấm vào các hố móng, các công trình thu nước, hạ mực nước ngầm trong các hố đào

- Kỹ năng:

Biết cách phân loại đất và đá từ tổng quát đến chi tiết

Phân biệt được cơ chế hình thành, tác hại, phân loại và cách phòng chống các hiện tượng địa chất liên quan đến xây dựng công trình (kiến tạo, động đất, phong hóa, Karst, cát chảy, …)

Khái quát  được lịch sử phát triển của vỏ trái đất; sơ lược quá trình hình thành và phát triển của nền địa chất Việt nam

Phân biệt được các loại tầng chứa nước

Phân biệt được các loại tầng chứa nước

Nắm vững thực hành tính toán được lượng nước chảy vào hố móng, vào hố đào, tính toán bố trí các giếng bơm hút hạ mực nước trong hố móng

Hiểu và sử dụng được các số liệu trong báo cáo khảo sát địa chất công trình

- Thái độ:SV thấy được vai trò quan trọng của thông tin  ĐCCT khu vực xây dựng trong công tác thiết kế và thi công nền móng công trình và công trình ngầm

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

-              Học phần Địa chất công trình (ĐCCT) cung cấp cho Sinh viên (SV) chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng những kiến thức cơ bản nhất về địa chất và địa chất thủy văn công trình: từ lịch sử hình thành, thành phần, kiến trúc, cấu tạo, thế nằm của các loại đất đá trên vỏ trái đất đến các hiện tượng địa chất tự nhiên, các tính chất cơ lý của đất đá, các tính chất, qui luật vận động của nước dưới đất và các phương pháp khảo sát ĐCCT

-              Học phần này là cơ sở cho các HP Cơ học đất, HP nền móng công trình, HP địa chất thủy văn

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

-              Tham dự đầy đủ các giờ học lý thuyết trên lớp để nắm được kiến thức cơ bản của môn học, và tích cực tham gia thảo luận ở trên lớp

-              Tích cực hoàn thành các bài tập ở nhà, hoặc viết thu hoạch (tự luận) do GV giao đề tài trong quá trình học

-              Tự học để tổng hợp và hệ thống các kiến thức cơ bản, nghiên cứu sâu thêm và mở rộng kiến thức về môn học

-              Làm bài kiểm tra giữa kỳ học

-              Làm bài thi kiểm tra cuối kỳ học (bắt buộc)

10. Tài liệu học tập:

Tài liệu chính:

[1].         Nguyễn Uyên và nnk:Địa chất công trình.Nxb.Xây Dựng, 2002

[2].         Nguyễn Hồng Đức:Cơ sở Địa chất công trình và Địa chất thủy văn công trình. Nxb.Xây dựng, 2000

[3].         Nguyễn Sỹ Ngọc - Trần Văn Dương:Địa chất công trình.Nxb. Giao thông Vận tải, 2006

[4].         Nguyễn Uyên: Địa chất thủy văn công trình.Nxb. Xây Dựng, 2003

[5].         Nguyễn Uyên: Bài tập Địa chất thủy văn công trình.Nxb. Xây Dựng, 2005

Tài liệu tham khảo thêm:

[1].         Bùi Trường Sơn:Địa chất công trình.Nxb.ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, 2010

[2].         V.Đ. Lomtadze:Địa chất công trình (bản dịch).Nxb. ĐHvàTH chuyên nghiệp, 1983

[3].         Hoàng Ngọc Kỷ:Địa chất và môi trường Đệ tứ Việt nam.Nxb.Khoa học và Kỹ thuật, 2010

[4].         Nguyễn Ngọc Bích và nnk:Đất xây dựng, Địa chất công trình và kỹ thuật cải tạo đất trong xây dựng.Nxb. Xây dựng, 2005

[5].         Fetter C.W.bản dịch Nguyễn Uyên và nnk: Địa chất thủy văn ứng dụng (tập 1 và 2).Nxb.giáo dục, Hà Nội, 2000

[6].         Alan E.Kehew; bản dịch Nguyễn Uyên và nnk:Địa chất học cho kĩ  sư xây dựng và cán bộ kĩ thuật môi trường.Nxb.Giáo dục, 1998

[7].         P.C.Varghese:Engineering Geology for civil engineers, 2012

[8].         A.C. McLean và C.D. Gribble:Engineering Geology for civil engineers, 1985

[9].         F.G.Bell:Engineering Geology , 2007

[10].       F.G.H. Blyth, M. H. de Freitas:A Geology for Engineers, 1984

[11].       Braja M. Das:Principles of Geotechnical Engineering, 2006