ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
(Tên tiếng Anh: Hydrogeology)
2. Mã học phần: 5500015
3. Dạng học phần: Lý thuyết (LT 2.2.0.6 )
4. Số tín chỉ: 2
5. Phân bổ thời gian:
Các nội dung |
Khối lượng công việc Số giờ/tuần |
Tổng Số giờ |
---|---|---|
Thời gian trên lớp : - Thời gian giảng bài - Thời gian thực hành |
5 5 0 |
30 30 0 |
Thời gian tự học của sinh viên |
10 |
60 |
Tổng số |
15 |
90 |
6. Điều kiện ràng buộc:
• Học phần tiên quyết:
• Học phần học trước: Toán cao cấp, Sức bền vật liệu, Cơ lý thuyết, Địa chất công trình, Thủy lực công trình
• Học phần song hành: Cơ học đất
7. Mục tiêu của học phần:
Sau khi học học phần này, sinh viên đạt được:
- Kiến thức:
Sinh viên nắm được nguồn gốc, đặc điểm và sự vận động của các tầng nước dưới đất
Biết được các định luật thấm cơ bản
Hiểu rõ qui luật vận động của nước dưới đất trong các bài toán dòng thấm phẳng, thấm vào mương, giếng khoan bơm hút nước, ổn định của hố đào do thấm
Biết được qui trình và thao tác công tác khảo sát địa chất thủy văn
- Kỹ năng:
Phân biệt được các loại tầng chứa nước
Cách thức vận dụng các định luật thấm vào từng đặc điểm vận động của dòng thấm
Tính toán được lượng nước chảy vào hố móng, vào hố đào, tính toán bố trí các giếng bơm hút hạ mực nước trong hố móng, kiểm tra được tính ổn định thấm của hố đào
- Thái độ:
Hiểu biết về nguồn gốc, đặc điểm và qui luật vận động của nước dưới đất có ý nghĩa lớn trong việc thiết kế qui hoạch vùng tránh ngập lụt
Hiểu được ý nghĩa thiết kế hạ mực nước ngầm, kiểm tra ổn định thấm hố đào khi thi công nền móng công trình, công trình ngầm trong các điều kiện tương tác với nước dưới đất
8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
- Bao gồm 2 nội dung chính:
Tìm hiểu đại cương về Địa chất thủy văn: là một ngành của khoa học địa chất, nghiên cứu về nguồn gốc, hình thái, sự phân bố, động thái của nước trong vỏ trái đất
Ứng dụng trong xây dựng: nghiên cứu đặc điểm và qui luật vận động của các tầng chứa nước dưới đất nhằm giải quyết một số nội dung sau:
• Đánh giá sự ăn mòn, phá hủy của nước dưới đất đối với kết cấu xây dựng.
• Xác định được lượng nước chảy vào hố móng, vào hố đào, tính toán bố trí các giếng bơm hút hạ mực nước trong hố móng
• Kiểm tra được tính ổn định thấm của hố đào
- Việc nắm vững nội dung của Học phần này là điều kiện để sinh viên tiếp tục học các học phần khác trong Chương trình đào tạo như: Nền móng công trình, Kỹ thuật thi công
9. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Tham dự đầy đủ các giờ học lý thuyết trên lớp để nắm được kiến thức cơ bản của môn học, và tích cực tham gia thảo luận ở trên lớp
- Tích cực hoàn thành các bài tập ở nhà, hoặc viết thu hoạch (tự luận) do GV giao đề tài trong quá trình học
- Tự học để tổng hợp và hệ thống các kiến thức cơ bản, nghiên cứu sâu thêm và mở rộng kiến thức về môn học
- Làm bài kiểm tra giữa kỳ học
- Làm bài thi kiểm tra cuối kỳ học (bắt buộc)
10. Tài liệu học tập:
Tài liệu chính :
[1]. Nguyễn Uyên :Địa chất thủy văn công trình. Nxb. Xây dựng , 2003
[2]. Nguyễn Uyên :Bài tập Địa chất thủy văn công trình.Nxb. Xây dựng, 2005
[3]. Nguyễn Việt Kỳ, Đậu Văn Ngọ :Hướng dẫn thực hành Địa chất thủy văn. Nxb. ĐHQG TP HCM, 2006
[4]. Nguyễn Uyên - Thiết kế và xử lý hố móng. Nxb. Xây Dựng, 2009
[5]. Nguyễn Uyên - Sổ tay Địa chất thủy văn. Nxb. Xây Dựng, 2012