NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH
(Tên tiếng Anh:Foundation Engineering)
2. Mã học phần: 0510040
3. Dạng học phần: Lý thuyết có thực hành (LT 4.3.1.15)
4. Số tín chỉ: 4
5. Phân bổ thời gian: 15 tuần
Các nội dung |
Số tuần |
Khối lượng công việc Số giờ/tuần |
Tổng Số giờ |
---|---|---|---|
Thời gian trên lớp : - Thời gian giảng bài - Thời gian thực hành |
15 9 6 |
5 5 5 |
75 45 30 |
Thời gian tự học của sinh viên |
15 |
8 |
120 |
Tổng số |
|
13 |
195 |
6. Điều kiện ràng buộc:
• Học phần tiên quyết:
• Học phần học trước: Cơ học đất; Kết cấu BTCT 1
• Học phần song hành:
7. Mục tiêu của học phần:
Sau khi học xong học phần này, sinh viên đạt được về các mặt:
- Kiến thức: Nắm vững và phân biệt được một số loại móng và giải pháp cấu tạo cũng như trình tự thiết kế một số loại móng thường gặp
- Kỹ năng: Thành thạo trong việc tính toán và thiết kế nền móng, lựa chọn được giải pháp nền móng phù hợp với từng loại công trình và địa chất khác nhau
- Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của môn học nền và móng trong chương trình đào đạo
8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Nội dung chính của học phần là trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xử lý nền và thiết kế móng trong các công trình xây dựng; giới thiệu các phương pháp tính cho các loại móng nông (móng đơn, móng băng, móng bè), móng cọc (cọc BTCT đúc sẵn, cọc khoan nhồi, cọc barrettes, …v.v) và các phương án gia cố nền trong điều kiện địa chất yếu (cọc vật liệu rời, gia tải trước, vải địa kỹ thuật, …v.v)
9. Nhiệm vụ của sinh viên: Tham dự lớp học, làm (bài tập, đồ án môn học), chuẩn bị các nội dung cho mỗi buổi học, …v.v
10. Tài liệu học tập:
[1]. Châu Ngọc Ẩn:Nền móng. Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM, 2002
[2]. Châu Ngọc Ẩn: Hướng dẫn đồ án nền móng. Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM, 2003
[3]. Trần Quang Hộ:Công trình trên đất yếu. Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM, 2004
[4]. Trần Quang Hộ:Giải pháp nền móng cho nhà cao tầng. Nxb. Trần Quang Hộ TP.HCM, 2009
[5]. Lê Bá Lương và cộng sự:Công trình trên đất yếu trong điều kiện Việt Nam. Chương trình hợp tác khoa học Việt - Pháp
[6]. Vũ Công Ngữ và cộng sự:Móng cọc – Phân tích và thiết kế. Nxb. KHKT, Hà Nội, 2004
[7]. Nguyễn Văn Quảng và cộng sự:Nền và móng các công trình dân dụng và công nghiệp. Nxb. Xây Dựng, Hà Nội, 2005
[8]. Nguyễn Văn Quảng và cộng sự:Hướng dẫn đồ án nền móng. Nxb. Xây Dựng, Hà Nội, 2004
[9]. Nguyễn Văn Quảng:Nền móng và tầng hầm nhà cao tầng. Nxb. Xây Dựng, Hà Nội, 2008
[10]. Hoàng Văn Tân và cộng sự:Những phương pháp xây dựng công trình trên đất yếu. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1973
[11]. Hoàng Văn Tân và cộng sự:Tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn. Nxb. Xây Dựng, Hà Nội, 1998
[12]. Viện nghiên cứu khoa học nền và công trình ngầm:Chỉ dẫn thiết kế nền nhà và công trình. Nxb. Xây Dựng, Hà Nội, 2007
[13]. Jean Pierre Giroud:Các bảng tính toán nền móng. Nxb. Xây Dựng, Hà Nội 2004
[14]. Viện tiêu chuẩn Anh:Hướng dẫn thực hành về nền móng. Tiêu chuẩn Anh-BS 8004, 1986
[15]. Shamsher Prakash và cộng sự:Móng cọc trong thực tế xây dựng. Nxb. Xây Dựng Hà Nội, 1999
[16]. Das, B. M.:Principles of Foundation Engineering. PWS Publishing Company, 1984