SỨC BỀN VẬT LIỆU 1

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần:               SỨC BỀN VẬT LIỆU 1

                (Tên tiếng Anh: Strength Of Materials – Part 1)

2. Mã học phần:                0500050

3. Dạng học phần:            LT 3.3.0.9

4. Số tín chỉ:        3

5. Phân bổ thời gian:

Các nội dung

Khối lượng công việc

(Số giờ/ tuần)

Tổng số giờ

Thời gian trên lớp :

- Thời gian giảng bài

- Thời gian thực hành

5

5

0

45

45

0

Thời gian tự học của sinh viên

10

90

Tổng số

15

135

6. Điều kiện ràng buộc:

•             Học phần tiên quyết:     

•             Học phần học trước:Toán cao cấp 1, 2, 3; Cơ lý thuyết

•             Học phần song hành:     

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học học phần này, sinh viên đạt được:

- Kiến thức: Nắm vững những kiến thức cơ bản về phương pháp tính độ bền, độ cứng và độ ổn định của thanh dưới tác dụng của ngoại lực, làm cơ sở để nghiên cứu tiếp học phần Sức bền vật liệu 2 cũng như các học phần về kết cấu chuyên ngành

- Kỹ năng :

Thành thạo các phương pháp vẽ biểu đồ nội lực cho kết cấu dạng thanh

Nắm vững các khái niệm về trạng thái ứng suất

Biết vận dụng các thuyết bền vào các trường hợp chịu lực cụ thể

Thành thạo việc tính toán các đặc trưng hình học của mặt cắt ngang

Nắm vững các bài toán thanh chịu lực đơn giản gồm thanh chịu kéo hoặc nén đúng tâm và thanh chịu uốn phẳng

Thành thạo các phương pháp tính chuyển vị cho dầm chịu uốn

- Thái độ:

Nhận thức được học phần Sức bền vật liệu 1 cung cấp những kiến thức cơ sở, nền tảng để có thể tiếp tục nghiên cứu học phần Sức bền vật liệu 2 và đặc biệt là các học phần về kết cấu chuyên ngành như: Kết cấu bê tông cốt thép, Kết cấu thép, Kết cấu gạch đá, Kết cấu gỗ,…

Rèn luyện các kỹ năng phân tích và tính toán các dạng chịu lực của cấu kiện trong thực tế thiết kế kết cấu công trình

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần này cung cấp các khái niệm, kiến thức và công thức cần thiết về tính toán nội lực, ứng suất, chuyển vị, lý thuyết bền, đặc trưng hình học của mặt cắt ngang,... Đây là những kiến thức rất quan trong để sinh viên làm cơ sở học tiếp học phần Sức bền vật liệu 2 cũng như các học phần về kết cấu chuyên ngành

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

-              Lên lớp: Sinh viên tham dự đầy đủ các tiết học nhằm tiếp thu tốt nhất các kiến thức cần thiết của học phần do giảng viên truyền đạt

-              Tự học: Sinh viên phải tự nghiên cứu các phần nội dung mà giảng viên yêu cầu

-              Bài tập: Sinh viên làm các bài tập do giảng viên gợi ý và yêu cầu đồng thời tự nghiên cứu thêm các dạng bài tập khác trong các tài liệu tham khảo

-              Đề tài nhóm: Sinh viên thực hiện theo các chủ đề mà giảng viên yêu cầu

-              Kiểm tra giữa học phần: Sinh viên thực hiện theo yêu cầu của giảng viên

-              Thi kết thúc học phần: Sinh viên bắt buộc phải tham gia kỳ thi này do Nhà trường tổ chức vào cuối học kỳ

10. Tài liệu học tập:

[1].         ĐỗKiến Quốc, Bùi Công Thành, Lê Hoàng Tuấn và Trần Thị Hiền Lương: Sức Bền Vật Liệu. Nxb.Đại học Quốc gia TP.HCM, 2002

[2].         Lê Ngọc Hồng:Sức Bền Vật Liệu. Nxb.Khoa học và kỹ thuật, 1998

[3].         Phạm Ngọc Khánh và Vũ Văn Thành: Bài tập sức bền vật liệu. Nxb.Xây Dựng, 2008

[4].         Bùi Trọng Lựu và Nguyễn Văn Vượng:Bài tập sức bền vật liệu. Nxb.Giáo Dục, 1996