THỦY LỰC CÔNG TRÌNH
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: THỦY LỰC CÔNG TRÌNH
(Tên tiếng Anh: Engineering Hydraulics)
2. Mã học phần: 0500060
3. Dạng học phần: Lý thuyết (LT 3.3.0.9)
4. Số tín chỉ: 3
5. Phân bổ thời gian:
Các nội dung |
Khối lượng công việc Số giờ/tuần |
Tổng Số giờ |
---|---|---|
Thời gian trên lớp : - Thời gian giảng bài - Thời gian thực hành |
5 5 0 |
45 45 0 |
Thời gian tự học của sinh viên |
10 |
90 |
Tổng số |
15 |
135 |
6. Điều kiện ràng buộc:
• Học phần tiên quyết:
• Học phần học trước: Toán cao cấp, Sức bền vật liệu, Cơ lý thuyết;
• Học phần song hành:
7. Mục tiêu của học phần:
Sau khi học học phần này, sinh viên đạt được về các mặt:
- Kiến thức: Nắm được các quy luật cơ bản của chất lỏng tĩnh, động để tính áp suất, các tải trọng do chất lỏng gây ra. Tính được các tổn thất thủy lực
- Kỹ năng: Thành thạo việc tính toán áp suất, các tải trọng của chất lỏng tác động vào công trình. Tính toán được các tổn thất thủy lực
- Thái độ: Nhận thức được vai trò chất lỏng trong công trình để từ đó có những giải pháp hợp lý trong việc thiết kế, thi công các công trình xây dựng
8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
- Học phần bao gồm hai phần :
Phần 1 : Tĩnh học chất lỏng : nghiên cứu cách tính áp suất, lực tác động của chất lỏng lên vật thể khi chất lỏng đứng yên. Động học và động lực học xét chất lỏng chuyển động để tìm các đại lượng vận tốc, áp suất, gia tốc …. Đồng thời, nghiên cứu lý thuyết và thực hành tính toán tổn thất thủy lực
Phần 2 : Áp dụng thực tế để tính tải trọng sóng tác dụng vào công trình
- Việc nắm vững nội dung của học phần này là điều kiện để sinh viên nghiên cứu tiếp các phần khác trong chương trình đào tạo : Địa chất công trình, Cơ học đất, Nền móng, Cấp thoát nước, …
9. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Tham dự đầy đủ các giờ học lý thuyết trên lớp để nắm được kiến thức cơ bản của môn học, và tích cực tham gia thảo luận ở trên lớp
- Tích cực hoàn thành các bài tập ở nhà
- Tự học để tổng hợp và hệ thống các kiến thức cơ bản, nghiên cứu sâu thêm và mở rộng kiến thức về môn học
- Làm bài thi kiểm tra cuối kỳ học (bắt buộc)
10. Tài liệu học tập:
Tài liệu chính:
[1]. Khoa xây dựng, Bộ môn Cơ lưu chất: Giáo trình Cơ lưu chất.Nxb.Đại học Quốc Gia Tp.HCM
[2]. Khoa xây dựng, Bộ môn Cơ lưu chất: Bài tập Cơ lưu chất .Nxb. Đại học Quốc Gia Tp.HCM
[3]. Trường đại học kiến trúc TP.HCM, Khoa xây dựng, Bộ môn nền móng: Bài giảng thủy lực công trình
Tài liệu tham khảo:
[1]. Trần Minh Quang: Công trình biển .Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM
[2]. Nguyễn Tài: Thủy lực. Nxb.Xây Dựng, Hà Nội, 1998
[3]. Nguyễn Tài: Bài tập thủy lực đại cương.Nxb.Xây Dựng, Hà Nội, 2000
[4]. Hoàng Văn Qúi và nnk:Cơ học chất lỏng ứng dụng.Nxb.Xây Dựng, Hà Nội, 2005
[5]. Tiêu chuẩn tải trọng sóng – 22TCN-222-95
[6]. McGraw-Hill, Frank M.White:Fluid mechanics
[7]. Robert G.Dean và Robert A. Dalrymple: Water wave mechanics for engineers and scientists. World Scientific, 2000
[8]. Pedlosky J:Waves in the Ocean and Atmosphere. Introduction to Wave Dynamics. Springer, 2003
[9]. R.E. Featherstone and C.Nalluri:Civil engineering hydraulics, Essential theory with worked examples. Blackwell science, 1995