TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần:               TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG

                (Tên tiếng Anh:Engineer Surveying)

2. Mã học phần:                0500070

3. Dạng học phần:            Lý thuyết có thực hành (LT 4.3.1.10)

4. Số tín chỉ:        4

5. Phân bổ thời gian:

Các nội dung

Số tuần

Khối lượng công việc

Số giờ/tuần

Tổng

Số giờ

Thời gian trên lớp :

- Thời gian giảng bài

- Thời gian thực hành

Thời gian ngoài thực địa:

9

9

0

1

5

5

0

45

45

45

0

45

Thời gian tự học của sinh viên

10

12

120

Tổng số

10

16,5

165

 

6. Điều kiện ràng buộc:

•             Học phần tiên quyết:     

•             Học phần học trước : Vẽ kỹ thuật

•             Học phần song hành:     

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong học phần này, sinh viên đạt được về các mặt:

- Kiến thức: Nắm vững được những yêu cầu và ứng dụng của công tác trắc địa trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình

- Kỹ năng: có thể thực hiện các công tác trắc địa trên công trường xây dựng công trình, ngoài ra còn có kỹ năng về định vị điểm, định hướng đường thẳng, đo vẽ bản đồ địa hình, địa vật, đo vẽ mặt cắt địa hình và sử dụng bản đồ

- Thái độ: nhận thức được tầm quan trọng của công tác trắc địa trong việc hỗ trợ thi công và quan trắc biến dạng của công trình

 8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: gồm 3 phần (9 chương)

- Lý thuyết:

Phần 1, “Trắc đạc bản đồ”, trình bày về cách đo vẽ và sử dụng bản đồ

Phần 2, “Trắc đạc công trình”, trình bày cách bố trí công trình từ bản vẽ ra thực địa, xác định cao độ và quan trắc biến dạng công trình

- Thực hành:

Phần 3, “Thực tập”, hướng dẫn làm quen với các thiết bị đo đạc thực tế và dùng chúng xây dựng lưới khống trắc địa, đo đạc công trình, đo vẽ bản đồ ngoài thực địa.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

-              Tham dự đầy đủ các giờ học lý thuyết (trên lớp) và thực hành (ngoài trời) để nắm được kiến thức cơ bản của môn học, và tích cực tham gia thảo luận ở trên lớp cũng như khi thực tập ngoài trời

-              Tích cực hoàn thành các bài tập ở nhà

-              Không được vắng bất kỳ buổi thực tập nào

-              Phải làm báo cáo nội dung thực hành (bắt buộc); sinh viên không làm báo cáo/hoặc vắng 1 buổi thực tập sẽ bị điểm không phần thực tập

-              Tự học để tổng hợp và hệ thống các kiến thức cơ bản, nghiên cứu sâu thêm và mở rộng kiến thức về môn học

-              Làm bài thi kiểm tra cuối kỳ học (bắt buộc)

10. Tài liệu học tập:

Tài liệu chính:

[1].         Nguyễn Tấn Lộc: Trắc địa đại cương. Nxb.Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2008

Tài liệu tham khảo thêm:

[2].         Phạm Văn Chuyên. Trắc địa đại cương. Nxb.Giao thông vận tải, Hà Nội, 2005

[3].         Vũ Thặng:Trắc địa xây dựng thực hành. Nxb.Xây Dựng, Hà Nội, 2002

[4].         Vũ Thặng:Hướng dẫn giải bài tập trắc địa đại cương. Nxb.Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2000

[5].         Phan Văn Hiến. Trắc địa công trình. Nxb.Giao thông vận tải, Hà Nội 2001.

[6].         Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 309:2004 : Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung

[7].         Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 351: 2005 : Quy trình kỹ thuật quan trắc chuyển dịch ngang nhà và công trình

[8].         Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 357:2006 : Nhà và công trình dạng tháp - Quy trình quan trắc độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa

[9].         Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 271: 2002 : Quy trình quan trắc độ lún bằng phương pháp đo cao hình học

[10].       Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ, QCVN 04:2009/BTNMT

[11].       Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Xây dựng lưới độ cao, QCVN 11:2008/BTNMT